Thứ năm, Ngày 05/12/2024
Trang chủ Giới thiệu Diễn đàn Liên hệ Đặt làm trang chủ  
   Trang chủ > Góc Báo chí > Nghề báo >
  Nghề báo - tâm sự của kẻ Nghề báo - tâm sự của kẻ , DIỄN ĐÀN KẾT NỐI CÁC MC VIỆT NAM
 
Nghề báo - tâm sự của kẻ

"Các nhà báo lao vào điểm nóng, họ điều tra như công an, nhưng trong tay họ không có công cụ hỗ trợ, không được đào tạo võ thuật hay các chiêu thức để tự bảo vệ mình. Họ làm việc vì một xã hội tốt đẹp hơn, những thông tin mà họ "phanh phui" ra góp ích cho cuộc sống ra sao, chẳng cần nói thì ai cũng đã biết."




Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động) là cái tên được nhiều độc giả biết đến qua những bài phóng sự đầy hiểm hóc, mạnh mẽ. Từ những câu chuyện ở bản làng xa xôi nơi rừng sâu núi thẳm, tới các vấn đề thời sự nóng bỏng. Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam - Tuần Việt Nam xin gửi tới độc giả những suy tư, trăn trở của anh về Nghề báo.

Nghề múa võ giữa chợ

Người ta thường nói: nghề viết bạc bẽo, nghề báo nguy hiểm và nhiều cám dỗ; nhưng cái bạc bẽo, cám dỗ và nguy hiểm đó, không chỉ nằm ở hòn tên mũi đạn hay các cuộc đe doạ, tấn công, trả thù của kẻ xấu. Nó nằm chính trong cái tham sân sisự thiếu kiên trinh với nghề của không ít người. Nó nằm trong cái tình yêu lý tưởng nghề báo không ít khi nửa vời của người vào cuộc chơi và... bỏ cuộc chơi. Nó nằm trong sự thiếu thận trọng, sự thiếu chuyên nghiệp và bài bản của chính những con người đang mải mê trên các cung đường, các vụ việc và sự kiện kia.

Tôi ví dụ, nguy hiểm của nghề báo là gì? Phóng xe "đánh bóng" mặt đường quanh năm, cơm hàng cháo chợ suốt tháng, khám phá điều tra tiếp cận những lĩnh vực mới hằng ngày, rõ ràng là nguy hiểm từ tai nạn giao thông cho đến sai sót tư liệu và thậm chí... dễ bị bệnh đường ruột qua "cơm hàng cháo chợ" thì không có gì khó hiểu cả. Tôi thường nói với bè bạn: cậu lái xe đường dài kia chỉ có một nguy hiểm khi tham gia giao thông thôi. Anh nhà báo, "hòn tên mũi đạn", sự căng thẳng đến từ mọi phía. Đặc biệt là với dân làm điều tra, phóng sự, cuộc đời là dấu cộng của những chuyến lang thang.

Nhưng vẫn công phu tìm kiếm đó, vẫn đổ mồ hôi và đánh cược cả tính mạng đi điều tra như thế, vẫn tìm thấy các đặc sản bài viết như thế, mà anh không sớm "thay đổi thực đơn", các vị khách khó tính (công chúng) của nhà báo sẽ quay mặt đi ngay lập tức.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong một chuyến đi viết trong rừng U Minh, Ảnh Blog Đỗ Doãn Hoàng

Nhà báo Hữu Thọ bảo, nghề báo như múa võ giữa chợ, giữa hàng nghìn con mắt xăm soi, hở miếng là chết, múa hai phiên chợ cùng một thế võ cũng bị khán giả tẩy chay. Tôi đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp khả kính... biến mất khỏi sân chơi báo chí, chỉ bởi cái con người từng gây xôn xao báo giới khi xuất hiện đó, anh (chị) ta không có ý định hoặc không thể tự đổi mới mình được. Hoặc vì tuổi tác hay thói quen nào đó mà họ không thể đủ tươi mới, đủ trẻ trung để tiếp cận được với nhịp điệu mới của cuộc sống, của làng báo.

Họ biến mất trong khi họ vẫn tâm huyết, trí tuệ và hào hoa như thế. Độc giả không tha thiết với họ. Quan trọng hơn là chính họ thấy hết hào hứng với việc viết, việc đi. Trong mắt họ, đề tài nào cũng là cũ, câu chuyện nào cũng là nhỏ bé, thậm chí nhỏ bé và vô dụng hơn cả những câu chuyện mà họ đã từng điều tra và đưa lên mặt báo với bao nhiêu nhiệt huyết tuổi trẻ để rồi ... mọi thứ "đâu lại đóng đấy", không một tiếng vang (ví dụ thế).

Tôi nghĩ, trong nghề viết, đặc biệt là nghề làm phóng sự, bút ký, ghi chép (những thể loại dài hơi, cần nhiều cảm xúc và trải nghiệm sống một cách sinh động), sự biến mất cảm xúc và chữ nghĩa (cái duyên) của rất nhiều cây bút, đó là bằng chứng đáng suy nghĩ nhất về sự bạc bẽo, những rủi ro có tính quy luật của nghề báo. Nói khác đi, đó là sự rủi ro nghề từ bỏ... người (thay vì người bỏ nghề!).

Chiêm nghiệm này từng làm tôi xót xa, thương cảm, thương đồng nghiệp và thương chính bản thân mình, khi thấy chữ nghĩa rời xa, cái duyên ngòi bút rời xa những người ấy ở thể loại ấy.

Chọn "thoái trào êm dịu" hay tiếp tục đương đầu và... đổ máu?

Tôi nhớ, khi từ khi tôi 23 tuổi cho đến khi tôi 28 tuổi, những người trẻ làm phóng sự với tôi rất nhiều, họ họp lại thành các "băng đảng" lên rừng xuống biển, điều tra, tổ chức các loạt bài say sưa cứ như các "đại bút" thời 30 - 45 đang hào hoa trong cái say lòng của mộng chữ nghĩa.

Chúng tôi muốn dùng ngòi bút, làm một cái gì đó cho cộng đồng. Có những bài viết, lấy được nhiều nước mắt của độc giả tới mức, lãnh đạo báo phải lên tiếng, xin các nhà tài trợ thôi bỏ tiền tỷ ra cho nhân vật của phóng sự đó, đời sống của nhân vật khổ sở nọ đã tốt hơn cả trong mơ rồi, tiền ấy phải chia cho cả những người cùng khổ khác nữa.

Nhiều vụ điều tra tày đình khiến độc giả mê tơi. Nhưng rồi, trai lấy vợ, gái lấy chồng, cuộc giá áo túi cơm, những cái ghế êm ả và mát mẻ ở các toà soạn đã thu hút đồng nghiệp của tôi đi làm... sếp. Bây giờ, ngẫm lại, cái người ba lăm tuổi hằng ngày vẫn lái xe, vẫn cầm máy ảnh, thủ túi mấy cái máy ghi âm và chăm chắm tìm đề tài, chăm chắm "tứ hải giai huynh đệ"... để làm bút ký, phóng sự, ghi chép... chỉ còn lác đác như lá mùa thu.

Tất nhiên, biết "xuống ngựa" khi mình đã lên đến cái đỉnh nào đó (theo cách hiểu của mình) là cần thiết, biết chấp nhận "thoái trào" khi mình cảm thấy hết duyên là cần thiết (văn hoá từ chức). Hết tuổi làm cầu thủ, thì phải biết xoay sang làm huấn luyện viên hoặc kinh doanh các đội bóng, là hợp lẽ giời. Nhưng, không phải ai trong trường hợp này, cũng là vì các lý do trên.

Mà đơn giản, là tình yêu nghề viết, lý tưởng nghề viết của không ít người nó chỉ dừng lại ở mức độ: coi nghề báo như cái nghề kiếm cơm, cái nghề cũng như nghề bán hàng, buôn đất hoặc hướng dẫn viên du lịch. Học báo, viết báo, khi có duyên kiếm được nghề nào hoặc chức vị nào lắm bổng lộc hơn, nhàn thân hơn mà không phải ngày ngày lại đêm đêm đối diện với pháp trường trắng (trang giấy hoặc trang soạn thảo văn bản - word - của máy vi tính) để viết báo.

Có một sự thật là các nhà báo trẻ gặp rủi ro "bẻ cong ngòi bút" hoặc từ bỏ lý tưởng của nghề viết (sức mạnh ngòi bút vì cộng đồng) lại thường là những người tương đối khá trong nghề. Lý do: một sinh viên báo chí, nhà báo trẻ, anh (chị) ta có giỏi thì mới viết đến độ người ta nhớ được tên. Lúc ấy, ngòi bút anh ta mới có chút sức mạnh để làm vào việc tốt hoặc việc xấu, lúc ấy (ví dụ) các doanh nghiệp mới đem tiền rải đường dụ "nhà báo trẻ" vào làm "PR" (quan hệ công chúng, phụ trách truyền thông - thường là dùng và nghĩ "mánh" bảo vệ và lăng xê uy tín của doanh nghiệp), lúc ấy họ mới đủ "tài" để tìm mánh kiếm ăn không chân chính từ ngòi bút.

Và, khi đã "hoãn sự nghiệp viết lách" để kiếm tiền, để tìm cách mua nhà mua xe, thì hầu như người ta ít có điều kiện toàn vẹn để trở về một cách thật thà với con chữ. Duyên chữ nghĩa, như bát nước đầy đổ đi, như mối tình đã hơn một lần phụ bạc nhau ấy, đã "gác" lại thì khó mà "gọi nó ra" được nữa.

Cũng có người "tha hoá" nhẹ hơn, ấy là khi có cơ hội, họ từ bỏ cái thể loại báo chí cần công phu, cần sức chiến đấu, đối mặt với hiểm nguy để sang một thể loại nhàn thân hơn.

Thành thử, tôi vẫn thường thấy, những người bị rơi rụng sớm khi vào nghề, thường là người kha khá, có thể mọc mũi sủi tăm ngay từ đầu. Đây là một gờ rãnh khá đau buồn cho sự "lặn mất" của các cây bút trẻ.

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất, cụ thể và đang gây sốc cho xã hội nhất đối với nghề báo, vẫn cần phải nhắc đến, đó là việc đe doạ, hành hung, mua chuộc, bằng nhiều cách khác nhau (!) làm nhụt nhuệ khí của các nhà báo đi tiên phong.

Khi điều tra về buôn lậu gà qua biên giới, PV báo Người Lao động bị đánh tàn khốc, rồi lăng mạ, tống lên xe ô tô, chở thẳng đến trụ sở công an... ném xuống đầy thách thức; một nhà báo ngồi uống trà với đồng nghiệp sau khi chụp về buôn lậu về, bị đối tượng dùng súng săn bắn vào... đùi; tìm hiểu về thông tin vụ cưỡng chế ở Hà Tĩnh, hai PV báo Tiền Phong bị đánh dã man phải nhập viện. Cận dịp của các vụ kia, PV các báo Nông thôn ngày nay,  An ninh thế giới cũng khốn đốn và đổ máu vì nạn tấn công nhà báo...

Những điều đó không chỉ gây bức xúc trong giới làm báo, mà cả xã hội phải tá hoả, hoang mang. Các nhà báo lao vào điểm nóng, họ điều tra như công an, nhưng trong tay họ không có công cụ hỗ trợ, không được đào tạo võ thuật hay các chiêu thức để tự bảo vệ mình. Họ làm việc vì một xã hội tốt đẹp hơn, những thông tin mà họ "phanh phui" ra góp ích cho cuộc sống ra sao, chẳng cần nói thì ai cũng đã biết.

Nhưng xã hội đã làm gì để bảo vệ các nhà báo, để họ có niềm tin và dũng khí rồi tiếp tục "chiến đấu". Vụ Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn xử lý một cách èo uột việc những kẻ coi thường và thách thức luật pháp (khi hành hung tập thể đối với nhà báo Trần Thế Dũng) đã khiến cho nhiều cơ quan trung ương cực lực công kích, yêu cầu phải điều tra lại.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, TAND tối cao, Hội Nhà báo Việt Nam cùng hàng trăm ấn phẩm báo chí đều lên tiếng, đã có công văn yêu cầm làm rõ vụ việc. Đặc biệt đáng xấu hổ, khi mà công an ở Lạng Sơn đã quyết định không khởi tố vụ án, trong khi việc hành hung tập thể một nhà báo đang tác nghiệp, việc lăng mạ, thách thức luật pháp của nhóm đầu gấu miền biên ải kia lồ lộ, rõ như ban ngày! Chi tiết đó, khiến những nhà báo chân chính thấy bị tổn thương, nó còn đau đớn hơn cả những vết thương trên thịt da nhà báo bị tấn công Trần Thế Dũng.

Quá nhiều bất cập trong việc bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi họ xông pha vào chốn "hang hùm miệng sói". Nếu không có chính sách, cơ chế bảo vệ nhà báo một cách hiệu quả, tôi nghĩ: cái mất mát lớn không chỉ là những giọt máu của vài nhà báo đã đổ xuống hoặc sẽ đổ xuống. Cái quan trọng hơn là chúng ta sẽ đánh mất cả thế hệ và những thế hệ nhà báo dám xông pha vào các điểm nóng/ mũi tiên phong để dùng "quyền lực thứ tư" kia cống hiến những hoa trái bình yên và phồn thịnh cho xã hội. Điều gì sẽ đến, khi mà, vì cảm thấy quá nguy hiểm, cảm thấy quá cô độc trước sự hành hoành của cái ác, các nhà báo đều thu mình lại như con ốc, khoanh tay thúc thủ trong salon và máy lạnh?

Nhà báo chỉ có ngòi bút, ngòi bút đó sẽ không có chút sức mạnh nào với kẻ côn đồ, thất học đang tấn công nhà báo kia; trong khi nhà báo nhiều khi phải điều tra như công an, có khi còn đi tiên phong hơn cả công an. Bằng chứng là rất rất nhiều vụ việc, báo chí tố cáo, quay phim chụp ảnh xong thì công an mới có mặt. Trong khi lực lượng công an được cấp và được sử dụng công cụ hỗ trợ (ví dụ như súng và nhiều vũ khí nóng khác), có lực lượng và ban bệ phối hợp để trấn áp đối tượng khi cần thiết. Có lẽ, đó cũng là lý do mà cùng điều tra, cùng đưa ra ánh sáng các vụ việc nóng, nhưng các đồng chí công an hầu như rất ít khi bị nhắn tin, gọi điện đe doạ hoặc dằn mặt, tấn công bằng các thủ đoạn mà nhiều nhà báo đã gặp phải.

Điều nữa: tôi thật sự lo lắng, khi mà nhà báo luôn gắn tên mình với các bài điều tra chống tiêu cực, trong khi đó, với những người có chút "tên tuổi", chỉ gõ tên họ trên mạng tìm kiếm (Google chẳng hạn), một cái nhấp chuột, lập tức nhiều vạn kết quả về hành trình tác nghiệp, về gia đình bố mẹ, vợ (chồng) con, nơi sinh sống, tình trạng... sức khoẻ của nhà báo hiện ra.

Các hình thức đe doạ không dễ gì báo công an hay cào đời ra là tôi đang bị đe doạ được. Ai sẽ bảo vệ nhà báo trong trường hợp như thế? Hay phải để đến khi máu đã đổ (tôi lạnh gáy khi một tờ báo sưu tầm đăng một lúc gần 10 gương mặt nhà báo xưng tấy tím lịm, vấy máu đỏ, đầy băng bó toàn thân... gần đây) thì người ta mới điều tra, mới quyết định khởi tố rồi không khởi tố loằng ngoằng như vụ với phóng viên Trần Thế Dũng hiện nay?!

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, Ảnh Blog Đỗ Doãn Hoàng

Khi nhà báo phải tự chế vũ khí bảo vệ mình

Tôi từng nói: tôi đã thoát hiểm nhiều lần với những "vũ khí" do tôi tự chế ra bảo vệ mình, nhưng tôi không dám chắc nó đảm bảo tôi đã tuyệt đối an toàn. Bởi vì, cái cơ chế đó là tôi tự nghĩ ra, chưa chắc nó sẽ tiếp tục đúng mãi. Bởi vì, chúng ta chưa có một cái cơ chế để nhà báo an tâm dấn thân vì cộng đồng.

Khi nói ra điều đó, thú thật là tôi thấy tủi thân cho những người làm báo khi họ dám nghĩ: sự xả thân, xông pha là một vinh quang, là cơ sở để mình có thể dùng ngòi bút đóng góp cái gì đó tốt đẹp cho cuộc sống. Có những lúc tôi "được" các đối tượng bị tôi đụng chạm gọi điện đe doạ. Tôi mở đầu cuộc đối thoại sòng phẳng như... đầu gấu (kể lại sự việc, tôi sợ ai đó sẽ nghĩ tôi anh hùng rơm, song, tôi chỉ muốn nói về một cách để an toàn mà vẫn... làm báo):

"Nếu anh có ý đe doạ tôi, thì tôi nói luôn là không doạ nổi, nếu anh mua chuộc, tôi cũng nói là tôi không quy ra vật chất được. Nhưng anh hỏi tôi, rằng: tôi có sợ khi bị anh đe doạ không, tôi sẽ nói là tôi có sợ. Sức tôi trói gà không chặt, anh biết rõ tung tích của tôi như thế, anh thiếu gì "trò". Song, tôi nói với anh rằng, tôi có cách để bảo vệ tôi và tố cáo anh, ngay khi tôi đang nói chuyện với anh qua điện thoại như thế này. Bởi, nếu sợ thì tôi đã không đưa tên anh lên báo. Cái quan trọng hơn, là tôi không hề biết đến các anh, trước khi tôi tiến hành điều tra vụ việc; điều tra xong, tôi cũng không bao giờ tôi có ý định gặp lại anh. Chỉ đơn giản, tôi thấy đó là vụ việc sai, và tôi đã lên tiếng thẳng thắn".

Có lần tôi phải mở một cái cửa giả vờ để xuống nước với người đe doạ:

"Tôi chấp nhận gặp anh, chúng ta cần gặp nhau để hiểu nhau hơn. Không mua chuộc, không hối lộ, không đe doạ. Và nếu có những điều đó tôi cũng không e ngại gì".

Tôi đã thử nhiều lần, những đối tượng gian manh nhất, cáo già nhất, lại không bao giờ ngu ngốc và manh động cả. Đứng ở "gốc súng" bao giờ cũng an toàn là vì thế.

Có lần trả lời một tờ báo mạng trong một diễn đàn khá quy mô, khi mà giới báo chí và xã hội đang nóng rẫy vì tình trạng quá nhiều nhà báo bị hành hung trong một thời gian ngắn, tôi đã tiết lộ một cái "võ" rất dễ khiến người làm báo thấy tổn thương, nhưng tôi nghĩ ra và áp dụng thấy cũng an toàn (biết làm sao, phải tự chế vũ khí bảo vệ mình thôi!) Chẳng hạn, tôi thường đánh lạc hướng đối tượng. Ví dụ, tôi là đàn ông, sau khi tôi điều tra, cảm thấy hắn đang theo dõi mình kể từ khi giáp mặt, tôi sẽ cho một nữ đồng nghiệp gọi điện trao đổi vụ việc tiêu cực với đối tượng, để chúng biết rằng, không phải chỉ có một mình tôi "dúng tay" vào. Khi báo xuất bản, người đứng tên bài điều tra là một "nữ ký giả" (có chữ Thị nọ Thị kia) ở cuối, thế là xong.

Có nhiều vụ, đối tượng ầm ĩ, căm giận, doạ sẽ dùng... mỹ nhân  kế hoặc đao kiếm kế với tôi, bỗng dưng tôi đưa nhóm phóng viên Truyền hình Việt Nam lên làm thêm một cái phóng sự phát hẳn trong Bản tin 19h. Cơ quan chức năng ập đến thanh kiểm tra rầm rĩ, lúc ấy, dường như họ quên béng mất kẻ châm ngòi vụ nổ là tôi (phép chia lửa).

Cũng trong cuộc trò chuyện về nhà báo tự bảo vệ mình kể trên, chúng tôi còn bàn đến một vấn đề "lật lại" nữa trong các rủi ro nghề báo, rằng: tại sao các nhà báo bị tấn công dễ dàng thế? Có phải họ đã quá bất cẩn không? Tôi thật xót xa, thương cảm, cảm thông với đồng nghiệp đã bị tấn công.

Nhưng, thử hỏi: tại sao các vụ nhà báo bị đánh lại không dính dáng tới các vụ lớn, như chống lâm tặc trong rừng già, chống các đối tượng nguy hiểm xuyên quốc gia trong các đường dây buôn ma tuý, buôn hổ sống và hổ đông lạnh, các vụ việc mà sai phạm tày trời, khi bị tố giác, các đối tượng thiệt hại hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng?

Xem lại hồ sơ, hầu hết các vụ đều liên quan đến cấp xã, cấp thôn, những việc như tình cờ chụp bọn buôn lậu, chụp cảnh sai trái, khi chúng đe doạ rồi nhà báo vẫn ngồi quán nước gần chúng nó, hoặc cảnh mấy ông xã và người dân chỗ xa xôi cưỡng chế vụ đất đai lùm xùm. Câu hỏi đặt ra: rõ ràng, nếu thận trọng, nếu biết tự bảo vệ, rất nhiều vụ việc đau lòng cụ thể ta vừa bàn đến đã không xảy ra.

Thí dụ đơn giản, anh có thể dùng máy ảnh không loé đèn flat, không trông thấy ống kính thò ra để đối tượng không hề biết (nhà báo hoá trang điều tra, lợi dụng các tính năng của thiết bị hiện đại), không để biển số xe lạ của mình cho đối tượng nhìn thấy, cần biết đóng nhiều vai với sự "tay trong" của các đầu mối tin cậy, cần biết giấu địa chỉ, giấu số điện thoại của mình khi "trao đổi" với đối tượng...

Nếu làm được ngần ấy "võ nghề", tôi nghĩ, rất nhiều nhà báo đã không bị tấn công như chúng ta vừa thấy. Thí dụ nữa: sau khi bị đe doạ chửi bới (hầu hết các vụ kể trên nhà báo đều bị doạ trước khi bị đánh), nếu anh di chuyển khỏi hiện trường, hoặc tìm chỗ an toàn để tác nghiệp hoặc tháo thân, thì thảm cảnh đã không xảy ra. Chước "chuồn" trong băm sáu chước, không phải bao giờ cũng bị hiểu là hèn nhát, tôi nghĩ thế. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân có câu slogan khá hay: không nhất thiết phải nhảy vào chảo mỡ, anh mới viết và hiểu được số phận của miếng tóp mỡ!

Nhân các vụ việc được coi là rủi ro nghề nghiệp quá đau lòng như thế, một nhà báo kỳ cựu, một người nghiên cứu và quan sát báo chí có tiếng đã đặt vấn đề: ta cần nâng cao năng lực điều tra, thâm nhập sao cho an toàn mà hiệu quả cho nhà báo. Nhưng, trước hết, cần xử lý nghiêm khắc đặc biệt, cần xử làm gương những kẻ tấn công nhà báo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Luật Báo chí, Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà báo. Nhà báo chân chính, họ đứng ở "đầu sóng ngọn gió", chịu bao nhiêu rủi ro như thế, là vì họ muốn cống hiến sức mạnh ngòi bút của mình làm cho cuộc sống thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Điều này thì chúng ta đã quá hiểu.

Có lẽ tôi không viết nữa. Người Việt mình vốn hay nhìn trước trông sau, giàu cũng giấu, nghèo cũng giấu, giỏi không khoe, dốt thì càng xấu xa đậy lại. Có một câu triết lý thú vị: ai cũng muốn tỏ ra mình quan trọng, và chính tôi nói ra câu nhận xét này cũng sẽ bị hiểu là nhằm mục đích tỏ ra mình giỏi giang và... quan trọng. Có lẽ, nhân ngày lễ của những người yêu thương báo chí, tôi chỉ có thể nói đến vậy thôi.


Đỗ Doãn Hoàng


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
bcgjk1

Nội dung các bình luận
 
Tiêu đề: nghề báo   Người gửi: hoàng hà Email: hahoanghvbctt@gmail.com
   Không có gì ngăn cản được lòng đam mê với nghề. Hi vọng sau này khi ra tác nghiệp cháu cũng sẽ có sức viết dồi dào như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.
 
Tiêu đề: nên ngộ   Người gửi: Minh Sơn Email: minhsonq9@gmail.com
   Cây viết ; tư duy nhận thức ; bản lĩnh là một sức mạnh hơn cả lửa , nước . Vậy mà anh Doãn Hoàng chưa ngộ được ? . Tiếc quá !
 
Tiêu đề: Nghề báo   Người gửi: Minh Đường Email: minhduongstv@gmail.com
   Đọc bài viết của anh Đỗ Doãn Hoàng chợt cảm thấy buồn, mình cũng là một nhà báo trẻ xông pha, lăn lộn không nhiều nhưng cũng cảm nhận được sự dắng cay trong nghề này, lúc mới ra trường thì háo hức muốn lao vào làm mọi thứ nhưng khu đã thực sự vào cuộc mới thấy nhiều đắng cay, thôi âu cũng là cái liễn roài, tiếp tục dấn thân vậy, hy vọng không bị sứt mẻ và vẫn bảo toàn tính mạng khi mà....
 

Các tin khác
  + Sổ tay kinh nghiệm của một nhà báo giỏi (08/08/2016)
  + Nhà báo Thu Uyên: Nghề báo giúp tôi thú vị hơn (06/08/2014)
  + Chương trình Hot Radio của Việt Nam giành giải ABU Prizes 2013 (29/10/2013)
  + Nhà báo Vũ Văn Tiến: Thẳng, thật với bút danh của mình (18/06/2013)
  + Nghề báo: Rộng cửa, rủi ro cao, khắc nghiệt nhiều (22/04/2013)
  + Nghề báo: Nghề chọn người (19/12/2012)
  + 5 người đẹp tài năng của truyền hình VN (22/12/2010)
  + Tâm sự về nghề báo (22/12/2010)
  + Phóng viên 3 trong 1: Tại sao không? (22/12/2010)
  + Nghề báo và những thách thức chỉ dành cho người bản lĩnh (22/12/2010)
  + Nhà báo Thu Uyên: Dấn thân là đi theo sự vẫy gọi (22/12/2010)
  + Cách "rút tít" làm báo của nhà văn Ngô Tất Tố (22/12/2010)
  + Bí mật chuyện nghề của những Hoa hậu mê làm báo (22/12/2010)
  + Tuyển sinh 2010: nhóm ngành Báo chí – Truyền thông - Luật (22/12/2010)
  + Nghịch lý trong đào tạo báo chí ở Việt Nam (21/06/2010) (22/12/2010)
Hỗ trợ trực tuyến
Ban quản trị Diễn đàn
Tìm kiếm MC - BTV
Quyền Linh; Lại Văn Sâm; Diễm Quỳnh; Anh Quân; Ngọc Oanh; Nguyên Khang; Quỳnh Hương; Thanh Bạch; Hoài Anh; Long Vũ; Phan Anh; Dương Thùy Linh; Thanh Hùng; Kim Tiến; Lê Anh; Quang Minh; Thảo Vân; Danh Tùng; Mỹ Linh; Thanh Mai; Tuấn Tú; Thụy Vân; Thanh Vân; Anh Tuấn; Hồng Phúc; Trần Ngọc; Phương Thảo; Bình Minh; Đỗ Thụy; Ngô Phương Lan; Diệp Chi; Nguyễn Thị Huyền; Huyền Châu; Thu Uyên; Anh Tuấn; Kỳ Duyên; Oprah Winfrey; Larry King; MC; Bước nhảy hoàn vũ 2012; Master of Ceremonies;
Quảng cáo

TIN MỚI NHẤT
Những MC nam có duyên với nhan sắc Việt Những MC nam có duyên với nhan sắc Việt
Bảo vệ giọng nói như thế nào? Bảo vệ giọng nói như thế nào?
Thời cơ “vàng” để thăng tiến Thời cơ “vàng” để thăng tiến
Để làm một biên tập viên truyền hình Để làm một biên tập viên truyền hình
PG: Ngoại hình đẹp, chưa đủ! PG: Ngoại hình đẹp, chưa đủ!
 Bình luận
vũ văn tiến : Có phải lại văn sâm bị đột quỵ không
Ngọc Duyên : Em hay nghe MC Bùi Anh Tuấn dẫn Kênh XoneFM - VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh MC Bùi Anh Tuấn này có phải là Ca sỹ Bùi Anh Tuấn - The Voice không ạ?
LÒ VĂN DUYÊN : em muốn học mc nhưng không biết học ở đâu vì quá nhiều trung tâm, hãy cho em lời khuyên được không ạ
Longmountain ho : Nghề MC chưa hẳn đẹp và nổi tiếng là đủ mà nó còn đòi hỏi những tố chất cần thiết khác. nếu không khéo vào nghề không những không nổi tiếng mà còn tai tiếng. Bởi thế mới nói không phải ai muốn làm MC cũng được.
Anh Kim : Em muốn có thêm thông tin về MC Thái Dương của Đài PT-TH Long An. Anh ấy dẫn rất nhiều thể loại chương trình từ thời sự đến giải trí đều rất thu hút. Mong MC Việt Nam cho em biết thêm nhiều thông tin của anh MC này!
Ngô Thu Thủy : Mỗi người một vẻ, 10 phân vẹn...9.5 :). Mỗi người đã thể hiện rất tốt trong vị trí của mình! Chúc các anh chị thành công và cố gắng hơn nữa trong nghề MC cũng như trong cuộc sống của mình!
Nguyễn Thúy An : Em cũng ít theo dõi chương trình VTV6 do điều kiện, nhưng vừa rồi có dịp đưa học sinh ra Hà Nội tham dự chương trình "Đối thoại trẻ" ngày 17/8, em thấy anh Hữu Bằng DCT rất hay, em thực sự rất ngưỡng mộ. Chúc anh Bằng tiếp tục có thật nhiều chương trình hay và thành công hơn nữa nhé!
thich gai dep : thich ngam nhung co btv xinh d
thanh mai : khônh biết có chị Hồ Ngọc Hà ở đây không nhỉ?em muốn được gạp chị và nói chuyện cùng chị!...!em thích chị ứa đi mất thôi
nguyễn anh thơ : thích mc quang minh,nguyên khang và các mc vtv6
Pam Nông : Em rất ngưỡng mộ các anh chị MC, thật sự muốn được giao lưu trực tuyến về kinh nghiệm MC với một trong số đó thì thích quá
baby bu : mk thit all cac anh cj tren vov giao thong lem ak,,,um oaaaaaaa nek
QuảnVăn Tuấn : Cho e hỏi chị Quản Vân Anh quê đâu nhỉ?e cùng Họ vs chị mà.hehef.mọi ngươi biết chỉ dùm moeí nha.thanks
Phan Truc Lieu : Em rất yêu thích công việc của một PTV. Em có lợi thế ở ngoại hình dễ thương, giọng nói truyền cảm. Em đã từng thuyết trình và dẫn chương trình khi còn là SV. Hiện em đang làm NVVP. Em rất mong có cơ hội trong lĩnh vực PTV. Vui lòng liên hệ: 0902 082 042
Kim Hiền : Mình rất ngưỡng mộ giọng nói của anh MC Như Ngọc của kênh VOV Giao Thông.anh chị nào biết facebook của anh ấy cho mình biết với ạ.thank all
pham thi van ha : uoc mo
phạm thuận : hello everybody, mình rất ngưỡng mộ anh Khắc Cường của Olympia và các chương trinh thể thao của vtv3. mình muốn biết thêm thông tin về anh ấy, mình có thể giao lưu vs anh bằng cách nào bây giờ, mong mọi người chia sẻ!!! Thanks !
Bùi Hồng Hạnh : Em hiện là Sinh viên nhưng rất yêu thích công việc MC. Em muốn theo học 1 khóa học về ky năng làm MC, nhưng chưa tìm được địa chỉ uy tín nào. Mong các anh chị có thể giới thiệu cho em 1 số địa chỉ tin cậy đc ko ạ?
Minh thu : Dù ức chế thế nào thì cũng không được nói ra.
đỗ công luật : tôi thấy sao các chương trình của các đài truyền hình, khi dẫn chương trình toàn đưa các ca sĩ, diễn viên lên làm MC, trong khi họ đã có nghành nghề ổn định của mình rồi, giờ lại lấn sang nghành khác, thì đối với chúng tôi cũng là giới trẻ, cũng muốn thử sức mình với chương tinh thì lại không được, có phải chăng quá thiên vị hay chăng, sao ta không mở lớp đào tạo riêng, MC riêng cho chương trình, đằng này có chắc người mẫu, ca sĩ, diễn viên... có chắc dẫn chương trình hay hơn những người đào tạo bài bản.
trần văn quý : xin hỏi, em rất yêu thích nghề mc, nhưng em muốn học và đào tạo để làm MC thì học ở đâu, cũng như thi tuyển như thế nào?, em thấy hiện nay có nhiều kênh truyền hình chọn mc, nhưng không đăng tuyển, khi chúng em lên google khó tìm thông tin. mong khi đài truyền hình có tuyển chọn mc thì xin thông báo lên các trang web của đài cho thí sinh biết rõ và nộp hồ sơ đăng ký.
trần văn quý : bầu chọn MC Hoài An
nguyen van ha : sao an mac dep vay
Trần Bích Phương : Xin chào mọi người,mình rất đam mê và thích nghề MC,nếu ai có biết nơi nào tuyển MC pm giúp mình nhé.Cảm ơn nhiều
mây babe : mọi người ơi, em muốn hỏi cầu vồng Mc bao h tổ chức tiếp ạ?
MC QUANG TỨ : Chào cả nhà, rất vui được làm quen và chia sẻ kinh nghiệm cùng mọi người trong nghề MC
nguyen vu : viet khue fan real thi ve nha ma ngu.binh luan tren vtv3 khong fai noi the hien tinh ca nhan
hhangrya : e thik bac lai van sam nhat,e uoc mo duoc tro thanh mc nhu bac ay,lam sao dê duoc nhu bac vay a
Nhung Nguyen : e thích MC Mạnh Tùng a ấy rất vui tính và cởi mở với mọi người
ĐANTHUTRANG-nữ-HN : chào chị Thanh Vân ,em đã xem tập phim chị đóng Cô nàng bướng bỉnh,phim rất hay,chị và Hoà Hiệp rất sứng đôi...nhưng ngoài đời chị lấy một anh chàng xấu quá chị. ko sao chị ạ,em cũng chúc chị và nguòi chị yêu mãi Hạnh Phúc,luôn đựoc ba mẹ thương yêu,chăm sóc con chị sinh ra béo chị ạ? chị vân có số điẹn thoại cho em xin nha chị,chị em mình liên lạc nt cho nhau . em DANTHUTRANG-HN
Liên : Mc Quang Minh - thời sự. vote cho anh Minh
Minh : Em thjch nhat chj nguyen quynh pham.
vananhjiyong : minh dang uoc muon duoc lam mc cho mot chuong trinh radio, ai biet noi tuyen dung thi nhan cho minh nhe, gmail minh la Vananhk54dna@gmail.com minh rat thich dc lam mot nguoi dan chuong trinh tren radio. cam on moi nguoi nhieu ^^
ngoc lan : e rat thich chitung chi
xuan hien : minhlahienminhratvuidclamwendclamwenvoitatcamoinguoi
Hoai an : Mc hoai anh rat de thuong
vũ hải yến : xin chào mọi người. trường mình có tổ chức cuộc thi MC mình muốn thử sức mong các bạn cho mình kinh nghiêm nha
Quang : Cần tìm một công việc MC, hoạt náo. thích nhất là các chương trình thực tế mà ko thấy tuyển, các ac có thông tin gì vui lòng cho e biết với.cám ơn các ac! yh:quangd1411
NGUYỄN GIA MINH : minh là nguyễn Gia Minh mình rất vui khi đuocj giao lưu và làm quen cùng các bạn.sdt cua minh 0904.89.82.82
Lan Anh : @anh Sơn: tôi cũng nghĩ giống bạn
btvtranlam : hình như Vân Anh không phải là con của Kim Tiến đâu ah. Ngày xưa bà Kim Tiến có chồng nhưng con bị chết( lấy ông Tám bên Detech đó )
Nông Ánh Ngọc : em là sinh viên năm nhất học viện báo chí tuyên truyền.em muốn làm cộng tác viên cho đài truyền hình thì cần những điều kiện gì ạ?
nguyễn anh sơn : tôi xin hỏi: có phải BTV Vân Anh VTV1 có phải con NSUT KIm Tiến không? sao mà giống thế
bac-nam : Thông báo: đã qua nhiều đợt casting trong TP HCM và Hà Nôi-Chúng tôi vẫn chưa tìm được diễn viên chính cho phim truyện nhựa “Nếu Như còn được sống…” đạo diễn Lê Ngọc Linh. Bộ phim nói về đề tài về chiến tranh việt nam và linh hồn của các anh bộ đội đã hi sinh trong cuộc chiến chống Mỹ. Các bạn trẻ đam mê điện ảnh và muốn góp những gương mặt mới cho điện ảnh Việt Nam. Tiêu chuẩn: Nữ,Nữ 16-25 tuổi – Tự tin với hình thể của mình,Không dị tật,Không nói lắp,Nữ cần biết bơi(một chút cũng được),đam mê điện ảnh,… Trân trọng mời các bạn tham gia casting. Hãy gửi Hình,thông tin cá nhân,địa chỉ (Tỉnh,thành) và số điện thoại vào e-Mail neunhuconduocsong@gmail.com Những người được chọn chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp. Thời hạn đến hêt 15/12/2011 Thân mến!
Đỗ Thị Nhung : Cho mình tham gia với cả nhà ui . Có điều kiện gì không nhỉ ???
lưu thị thu hương : dáng hình của mình thì rất ok...thắt đáy lưng ong,nhưng chiều cao thì không đủ..chán thật...trời ơi sao để 1 nhân tài như tôi phải như thế này....huhu
thuyanh : ca ban oi! chi ng o hnoi dc thi cau vong thoi ah? nhung ng tpho khac co dc thi k?
Lương triều vỹ : xin chao moi nguoi minh ten VỸ. minh dang la sv nam 2 truong CD HANG HAI.minh co khieun khoi hai tu tin va cuon hut duoc nguoi khac theo minh.lieu minh co the lam MC duoc ko?minh rat vui duoc giao luu cung moi nguoi.sdt cua minh 0986.326.117
duong xuan tung : A QUYEN LINH HAY MA
Tuấn : Giới nghệ sĩ VN dở hơi
Bùi Thái Bảo : TÔI GHÉT QUYỀN LINH!!! VÌ SAO AH? ANH TA CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG , NGÔN TỪ RẤT LÀ THIẾU LỄ ĐỘ TRONG CHƯƠNG TRÌNH " VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH". NGƯỜI CHƠI ĐANG LÀM MUỐN ĐIÊN LUÔN MÀ CỨ HÉT LEN6 HỐI HẢ, CHÍNH NGƯỜI XEM CÒN PHẢI GIẬT MÌNH KHI NGHE ANH TA HÉT NHƯ VẬY. CON NỮA, ĐIỀU ĐÁNG LÊN ÁN NHẤT LA LÚC RÚT THĂM 3 THÙNG PHIẾU. LÚC ĐỌC KẾT QUẢ CỦA 3 LÁ PHIẾU THÌ ANH TA CỨ CỐ TÌNH CÀ LAĂM :" AH.. BA ..BA..BA.." TÔI CHẲNG THẤY CÓ GÌ LÀ HỒI HỢP TRONG CÁCH PHÁT NGÔN NHƯ VẬY. NGƯỢC LẠI LÀ TÔI THẤY QL THIẾU LỄ ĐỘ TÔN TRỌNG NGƯỜI CHOI CŨNG NHƯ NGƯỜI XEM. MONG RẰNG QL SỚM NHẬN THỨC ĐƯỢC HÀNH ĐỘNG THIẾU KIỂM SOÁT ĐÓ.
Họ tên : ai có biết trang nào nói thông tin của các MC ko> Mình đang tổ chức sự kiện mà ko biết chon MC nào
jl : các bác cho em hỏi BTV Nguyễn Trần Vân Anh năm nay bao nhiêu tuổi
Nông Tuyết Nhung : Từ lâu em đã rất thích làm MC chương trình, Em cũng được nhận xét là có một giọng nói dễ nghe và cũng đã dẫn một vài chương trình nhỏ ở trường.. em ước gì mình có được cơ hội làm MC cho các ĐTH phát sóng bản tin về dân tộc thiểu số. các anh chị ơi làm sa
dấu hỏi : sao dạo này người ta dễ dàng trở thành hoa hậu thế cả nhà nhỉ?
trịnh thị thủy : mình có giọng đọc truyền cảm và đặc biệt rất đam mê dẫn chương trình radio.liên hệ với mình qua địa chỉ email: trinhthithuy020190@gmail.com
Lê Thị Thu Hiền : em hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ĐH Kinh Tế Quốc Dân.em rất yêu thích công việc MC và cũng có nhiều cơ hội dẫn các chương trình ở trương cùng như nơi sinh sông..Mọi người đều nhận xét em có chất giọng hay và truyền cảm.em rất muốn có cở hộ làm cộng tác viên cho VOV hoặc VTV.Nếu có thông tin về đợt tuyển Mc nào mong anh chị sẽ cho em biết với ạ.SĐT cảu em là: 01664585969
gin : minh cung rat thich cv MC vaf rat muon duoc thu suc voi cong viec nay,dac biet la cac chuong trinh tren dai.hi vong la mot ngay khong xa minh se co co hoi de thuc hien dieu minh mong muon.hi.
thuyduong : e đang là sinh viên năm 2 tại trường Đại học THủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Em muôn kiếm một việc làm thêm về nghề MC, công tác viên MC hay đọc tin tức radio cung được hay một việc làm nào đó có liên quan đến MC. Em đã dẫn nhiều chương trình cho lớp, thi hùng biện...
nguyễn xuân thanh : hic em mới được nhận vào làm cộng tác viên MC radio cho một kênh truyền thông teen, nhưng mà em muốn có thêm kinh nghiệm, chứ thực sự em chưa hài lòng về mình lắm
  Bình luận của bạn
(*) Mã:  aehjk1

QUẢNG CÁO
THỐNG KÊ
Khách online: 64
Số lượt truy cập: 208913849
Trang chủ Tin tức - sự kiện Nghề MC Thời trang & Sức khoẻ Góc Báo chí Nghề mẫu - PG Event - Kỹ năng mềm Làm đẹp Hậu trường Lên đầu trang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ WWW.MCVIETNAM.NET

Liên hệ quảng cáo: 097.2468.766

      Bản quyền thuộc về mcvietnam.net - Copyright © 2008-2020. Ghi rõ nguồn: "mcvietnam.net" khi phát hành lại thông tin từ website này.